Cách thu hoạch và lựa chọn búp chè Thái Nguyên

Việc thu hoạch và lựa chọn búp chè Thái Nguyên đòi hỏi những người thợ có tay nghề lâu năm, tỉ mỉ, cẩn thận. Các bước thực hiện sản xuất chè Thái Nguyên cực kỳ công phu để cho ra những gói trà thơm ngon. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách thu hoạch, lựa chọn búp chè, cách sản xuất chè Thái Nguyên.

Cách thu hoạch và lựa chọn búp chè Thái Nguyên
Cách thu hoạch và lựa chọn búp chè Thái Nguyên

Búp chè Thái Nguyên là gì?

Chè búp là loại chè trong quá trình thu hoạch chỉ hái 1 búp non của cây chè. Thời gian thu hoạch búp non vào khoảng từ 22 – 25 ngày của cây chè. Quy cách thu hái chè búp sẽ quyết định giá của sản phẩm. Cụ thể chè được hái 1 búp hoặc 1 búp và 1 lá liền kề. Trà búp nổi bật với hương vị chát hậu ngọt đậm đà, đem lại cho bạn cảm giác thú vị khi thưởng thức.

Cách thu hoạch búp chè Thái Nguyên như thế nào?

Chè búp Thái Nguyên được các người thợ lâu năm hái vào thời điểm sáng sớm, lúc thời tiết đẹp. Búp trà sau khi được hái sẽ cho vào giỏ tre tránh ánh nắng trực tiếp. Khi trà búp gặp nắng thì thành phẩm sẽ có vị chát, kém ngon. 

Hiện nay, có 2 phương pháp sản xuất chè búp Thái Nguyên là thủ công và bằng máy móc. Với phương pháp thủ côn thì các công đoạn sản xuất đều bằng tay các nghệ nhân. Những nghệ nhân lành nghề, lâu năm mới có thể thực hiện việc sao chè búp. Bởi chỉ những nghệ nhân có kinh nghiệm lâu năm mới có thể cảm nhận được nhiệt độ phù hợp.

Quy trình sản xuất chè Thái Nguyên

Để tạo ra được sản phẩm búp chè Thái Nguyên chất lượng, hương vị giữ nguyên ban đầu thì cần có sự tỉ mỉ, cẩn thận khi chế biến. Dưới đây là các bước sản xuất chè Thái Nguyên để bạn tham khảo.

Bước 1: Thu hoạch búp chè

Thời gian thu hoạch búp chè sẽ phụ thuộc vào thời tiết và kinh nghiệm lâu năm của người thợ. Khi thu hoạch búp chè còn non thì búp chè sẽ dễ bị dập nát khi chế biến và cho sản lượng không cao. Nếu thu hoặc chè già quá thì búp chè bị khô không đẹp màu, chè bị vụn.

Bước 2: Phơi héo búp chè

Sau khi hái búp chè Thái Nguyên xong đem về, thực hiện công đoạn phơi héo để chè được khô ráo. Quá trình phơi héo diễn ra không quá 10 tiếng tránh để lâu chè bị ôi gây kém chất lượng.

Bước 3: Ốp chè 

Cho búp chè vào tôn quay để làm mất đi mùi hăng và giữ lại mùi hương đặc trưng của chè. Lưu ý cần đảm bảo nhiệt độ khi ốp chè vừa đủ, không nóng quá khiến làm cháy lá chè.

Bước 4: Diệt men 

Người thợ sử dụng nhiệt độ cao để khử tanin, giảm đắng, chát, giữ màu xanh ban đầu của búp chè Thái Nguyên. 

Bước 5: Vò chè 

Sau khi diệt men chè xong, người làm chè thủ công tiến hành vò chè trong thời gian 20 phút cho mỗi lần vò. Khi vò chè, tế bào lá bị làm dập, dịch tiết ra bề mặt nên nước thành phẩm xanh hơn.

Bước 6: Sao chè 

Sao chè cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng đến hương vị và màu sắc búp chè Thái Nguyên thành phẩm. Người thợ sẽ tiến hành sao chè với nhiệt độ vừa phải để không làm mất đi hương thơm đặc trưng.

Bước 7: Lên hương cho chè

Trong bước này, người phơi không để chè tiếp xúc ánh nắng mặt trời trực tiếp. Chè được đem đi lấy hương ở nơi thoáng mát. Người nghệ nhân cần phải cẩn thận kiểm tra xem chè thành phẩm đã bắt đầu tỏa ra mùi thơm như mùi hương cốm chưa.

Bước 8: Đóng gói và bảo quản búp chè Thái Nguyên

Cuối cùng, tiến hành đóng gói chè Thái Nguyên vào túi bóng kính, buộc chặt miệng không cho không khí vào trong. Chè thành phẩm có thể được đóng gói hút chân không nhằm tăng thời gian bảo quản.

Trên đây là những thông tin về thu hoạch, lựa chọn và sản xuất búp chè Thái Nguyên. Chè búp mang những hương vị thơm ngon đặc trưng riêng làm xao xuyến người thưởng thức. Hãy liên hệ Công Tâm Minh Đức theo hotline 0965 155 175 để được tư vấn chi tiết về giá của chè búp đặc sản này. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *